5 cách tự khử mùi nệm đơn giản tại nhà
5 cách tự khử mùi nệm đơn giản tại nhà
Rate this post

Nệm của bạn đang bắt đầu có mùi hơi khó chịu không? Đừng lo lắng, bạn không hề đơn độc.

Con người dành khoảng 1/3 cuộc đời để ngủ trên giường. Chúng ta rải các tế bào da chết, dầu và mồ hôi khắp nệm, đồng thời mang theo đủ loại bụi bẩn, mảnh vụn cùng chất lỏng. Kết quả là nệm dễ dàng trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn, từ đó tạo ra mùi khó chịu.

May mắn thay, có những cách nhanh chóng và dễ dàng để khử mùi nệm. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu cách biến chiếc nệm thơm tho và sạch sẽ trở lại.

Tại sao nệm có mùi hôi?

Trước khi bắt đầu khử mùi nệm, điều quan trọng là xác định được nguyên nhân gây ra mùi hôi ngay từ đầu.

Chất lỏng cơ thể

Da của chúng ta được bao phủ bởi hàng triệu vi khuẩn, vi rút và nấm cực nhỏ. Mặc dù hầu như vô hại nhưng những vi sinh vật này có thể gây ra mùi khi trộn lẫn với mồ hôi con người.

Một số người – đặc biệt là những người dễ đổ mồ hôi – có mùi mốc hơn người khác. Nếu bạn là người dễ nóng bức khi ngủ và thường xuyên đổ mồ hôi về đêm, đây có thể là một trong những lý do chính khiến nệm bốc mùi.

Nước tiểu là nguyên nhân chính khác gây ra mùi hôi ở nệm, đặc biệt với những người sống cùng vật nuôi và trẻ nhỏ đang tập ngồi bô. Nếu bạn không làm chất lỏng tràn ra nệm ngay lập tức, nấm mốc có thể hình thành trong nệm, tạo ra mùi thậm chí còn nồng hơn. Nước tiểu cũng tạo ra mùi giống amoniac, gây kích ứng mũi, cổ họng và phổi khi hít vào.

Vật nuôi

Thú cưng có vô số hoạt động ngoài trời với vô số “chiến lợi phẩm” bụi bẩn, vi khuẩn và cuối cùng là những mùi khó chịu trên lông và bàn chân của chúng. Đặc biệt, chó còn có mùi men nhất định do các tuyến trong tai. Do đó, bạn sẽ phải nỗ lực hơn nhiều trong việc khử mùi nệm và tắm rửa thú cưng.

Hơi ẩm tích tụ

Một số loại nệm, chẳng hạn như memory foam có khả năng ôm sát cơ thể, dễ giữ ẩm hơn các loại khác. Tương tự, khi mới lấy từ kho ra, bạn sẽ thấy nệm có mùi nấm mốc. Đó là do độ ẩm bị mắc kẹt bên trong nệm thúc đẩy nấm mốc cùng mùi hôi phát triển.

Thoát khí

Nếu gần đây bạn mua nệm mới và nhận thấy có mùi hóa chất kỳ lạ khi mở bọc, đó chính là hiện tượng thoát khí. Trong quá trình này, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) được thải vào không khí.

VOC là những hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất và đóng gói sản phẩm gia dụng như đồ nội thất, thảm, nệm. Nệm memory foam và nệm PU foam có nhiều khả năng thoát khí hơn so với nệm lò xo, nệm đa tầng.

Tin tốt là hiện tượng thoát khí không đặc biệt có hại, mặc dù nó có thể gây ra một số triệu chứng như đau đầu, dị ứng và bệnh hen suyễn ở một số người. Những tác động này và “mùi nệm mới” thường biến mất sau vài giờ.

5 cách khử mùi nệm hiệu quả

Chỉ vì nệm có mùi nhất định không nhất thiết có nghĩa là đã đến lúc phải loại bỏ nó. Trước khi nghĩ đến việc thay nệm cũ, hãy thử các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để loại bỏ mùi khó chịu đó.

Những vật dụng cần thiết để khử mùi nệm

Baking soda

Baking soda là chất khử mùi tự nhiên được ưa chuộng từ lâu, giúp giảm mùi khó chịu trên mọi thứ, từ thùng rác đến tủ lạnh. Một số sản phẩm khử mùi thậm chí còn sử dụng baking soda như thành phần chính.

Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng baking soda để khử mùi nệm:

  • Dùng rây bột, rắc 1 lớp baking soda lên nệm.
  • Hãy chờ khoảng 30 phút đến 2 giờ để chất tẩy phát huy tác dụng. Với mùi mạnh, bạn có thể đợi qua đêm.
  • Hút sạch baking soda. Nhớ gắn bàn chải bọc vải trên máy hút bụi.
  • Đối với vết bẩn có mùi hôi, hãy làm theo các bước sau:
  • Tạo hỗn hợp sệt gồm baking soda, một chút nước và bột giặt.
  • Trải hỗn hợp lên vết bẩn và để yên khoảng 30 phút, sau đó lau sạch bằng giẻ khô.
  • Hút sạch các vụn bẩn còn lại.

Cách tuyệt vời khác để loại bỏ vết bẩn có mùi hôi là rắc baking soda lên chỗ đó rồi xịt giấm lên trên. Sự kết hợp này sẽ loại bỏ vết bẩn khỏi vải. Sau đó, thấm nó bằng giẻ vải khô hoặc khăn giấy và lặp lại cho đến khi khô.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi xử lý baking soda do một số người có thể dị ứng với chất này. Bạn cũng nên đeo găng tay khi khử mùi nệm và hút sạch mọi dấu vết của baking soda trước khi đặt lại lên giường.

Bột bắp

Bột bắp là biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời cho vết dầu mỡ do khả năng hút ẩm và khử mùi tốt.

Để khử mùi nệm bằng bột ngô, bạn chỉ cần rắc một ít lên bề mặt. Hãy đảm bảo đổ thêm một chút lên những khu vực ẩm ướt đang có mùi. Chờ khoảng 1 giờ, sau đó dọn sạch tất cả bằng phụ kiện bọc vải trên máy hút bụi.

Để loại bỏ vết bẩn và mùi hôi khó chịu hơn, hãy trộn bột ngô với baking soda, sau đó rắc hỗn hợp lên nệm.

Giấm

Việc đổ giấm trắng lên nệm nghe có vẻ phản trực giác, nhưng nó từ lâu đã được sử dụng như chất trung hòa mùi toàn diện. Điều này do giấm trắng chưng cất chứa khoảng 5% axit axetic, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.

Để sử dụng giấm chất khử mùi nệm, bạn cần:

  • Trộn giấm trắng và nước theo tỷ lệ 1-1 trong bình xịt rồi phun lên nệm. Nếu không muốn làm ướt nệm, bạn chỉ cần xịt vừa đủ để che phủ bề mặt hoặc chỗ có mùi hôi.
  • Để giấm khô trong không khí. Bạn cũng có thể sử dụng quạt hoặc máy sấy tóc để tăng tốc quá trình.
  • Rắc một ít baking soda lên trên để khử mùi nệm tốt hơn.
  • Chờ baking soda hoạt động trong vài phút, sau đó hút sạch tất cả.

Tinh dầu

Nếu xung quanh bạn có tinh dầu, hãy thêm khoảng 15-20 giọt vào hộp baking soda và rây hỗn hợp lên nệm. Chất khử mùi nệm không chỉ trung hòa bất kỳ sự khó chịu nào mà còn làm tạo nên hương thơm thú vị.

Một số loại tinh dầu tốt nhất để ngủ, thư giãn và giảm căng thẳng là:

  • Hoa oải hương
  • Hoa cúc
  • Cam Bergamot
  • Gỗ đàn hương
  • Gỗ tuyết tùng
  • Bạc hà

Ánh sáng mặt trời

Ánh nắng là giải pháp tự nhiên, miễn phí giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi và làm sáng màu da. Nếu có thể, hãy mang tấm nệm bốc mùi ra hiên nhà vào một ngày nắng đẹp và để nó hấp thụ ánh nắng trong vài giờ.

Nếu không đủ thời gian hoặc không gian để làm điều đó, bạn chỉ cần mở cửa sổ và đón ánh nắng vào phòng ngủ. Như vậy, bạn có thể làm mới cả tấm nệm và căn phòng ngủ của mình.

Làm thế nào để giữ nệm không mùi?

Nếu các giải pháp nói trên nghe có vẻ tốn nhiều công sức, bạn có thể tránh phải thực hiện chúng bằng cách giữ cho nệm luôn mới và sạch sẽ ngay từ đầu. Dưới đây là 4 lời khuyên đơn giản bạn có thể làm theo:

Thường xuyên vệ sinh nệm

Một việc đơn giản như hút bụi nệm ít nhất mỗi tháng một lần sẽ giúp nệm không có mùi nấm mốc và bụi bặm. Khi làm sạch nệm, hãy nhớ hút bụi cả chân giường/sàn /divan.

Lật hoặc xoay nệm

Hãy kiểm tra với nhà sản xuất xem bạn có thể lật hoặc xoay nệm không. Thói quen này sẽ giúp chúng không bị chảy xệ sớm. Bụi bẩn, mảnh vụn và hơi ẩm có thể tích tụ trong các vết lõm nệm – tất cả đều đẩy nhanh quá trình tích tụ vi khuẩn cùng mùi hôi.

Sử dụng topper hoặc tấm bảo vệ nệm

Tấm bảo vệ nệm là phụ kiện chống thấm nước nằm giữa mặt trên nệm và ga giường. Chúng hoạt động như hàng rào bảo vệ, giữ bụi bẩn, mảnh vụn, mạt bụi và chất lỏng ra xa khỏi nệm.

Mặt khác, topper là một lớp đệm bổ sung (thường dày từ 5-10cm) được đặt trên đầu giường để:

  • Làm nệm cứng hơn, tăng cường hỗ trợ, hoặc
  • Làm nệm mềm hơn, thoải mái hơn.

Mặc dù không được thiết kế để bảo vệ nệm khỏi các vật thể lạ và chất lỏng, nhưng topper vẫn đóng vai trò nhất định như hàng rào bảo vệ.

Đảm bảo phòng thông gió tốt

Căn phòng tối tăm, ngột ngạt là nơi lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn và mùi hôi phát triển trên nệm. Để ngăn chặn điều này, hãy mở cửa sổ, để không khí và ánh sáng mặt trời vào phòng ngủ thường xuyên. Bật quạt cũng có ích.

Nếu có thể, hãy tựa nệm vào tường để cả hai mặt đều khô.

Thường xuyên giặt chăn ga gối đệm

Bạn cần giặt ga giường, vỏ chăn, vỏ gối và chăn ít nhất một lần một tuần để loại bỏ mùi hôi, bụi bẩn, tế bào da chết, mồ hôi… Trung bình, gối nên giặt 3-4 tháng/1 lần, nệm giặt 6 tháng/1 lần.

Kết luận

Nếu nệm bắt đầu có mùi, đừng chờ đợi – hãy giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt. Bằng cách tuân thủ các biện pháp khử mùi dưới đây, bạn có thể dễ dàng giữ nệm luôn thơm tho trong nhiều năm tới

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn tìm được chất lượng giấc ngủ tốt nhất. Để được tư vấn và đặt mua đệm bông ép Hanvico, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng Dembongephanvico.com gần nhất.